Nước Hydrogen ion kiềm Aquashi với 4 chỉ số đạt chuẩn Quốc tế đào thải độc tố trong tế bào rất mạnh.
Chất độc tiết ra từ sinh vật hay vi sinh vật.
Phân biệt:
1) Độc tố thực vật: chất độc chứa trong rễ, thân, lá, hoa..., vd. stricnin trong cây mã tiền.
2) Độc tố thực phẩm: thường do các vi sinh vật trong thực phẩm tiết ra, vd. các loại aflatoxin trong lạc.
3) Độc tố động vật: tiết ra từ rết, ong, bò cạp, các loại bò sát (vd. rắn độc). Tuỳ thuộc vào liều lượng mà trong một số trường hợp một chất có thể là Độc tố hoặc là chất kích thích có tác dụng chữa bệnh,
vd. nọc rắn là Độc tố nhưng với lượng nhỏ lại là thuốc chữa bệnh.
Độc tố vi khuẩn khác các chất độc thông thường.
Độc tốdo vi khuẩn tiết ra vào môi trường xung quanh gọi là ngoại Độc tố, khác với nội Độc tố trên thân vi khuẩn.
Các độc tố cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ làm phát sinh bệnh nan y, điển hình là ung thư. Bên cạnh nhiều vấn đề khác, khi cơ thể phát sinh ung thư thì khi đó cơ thể đã ở tình trạng nhiễm độc nặng.
Độc tố cơ thể là những chất hóa học gây hại cho sức khỏe của cơ thể. Độc tố cơ thể gồm có bốn nhóm chính: Các hóa chất độc hại, kim loại nặng, độc tố và chất thải của vi khuẩn, vi rút và các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Nếu nhiễm một lượng lớn độc tố có thể gây ngộ độc cấp tính ví dụ như ngộ độc chì, nhiễm độc rượu, ngộ độc thuốc trừ sâu… Các độc tố cơ thể có tích tụ lâu ngày sẽ làm phát sinh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính như ung thư, gút, tiểu đường, tim mạch, v.v…
Có mấy loại độc tố cơ thể?
Độc tố cơ thể thường được chia thành hai loại:
Ngoại độc tố: là những độc tố xâm nhập vào cơ thể từ môi trường sống: ví dụ như chúng ta có thể nhiễm độc kim loại nặng như chì, Asen, mangan… từ khói xe máy, ô tô, bụi, khói công nghiệp, trong thức ăn, nước uống. Trong khói thuốc lá có 40 chất hóa học được xếp vào loại gây ung thư (theo WHO).
Nội độc tố: là những độc tố do cơ thể sản xuất gọi là nội độc tố, bao gồm các sản phẩm của quá trình đồng hóa, điển hình là các gốc tự do có hại; các nội độc tố sinh ra trong ruột bởi các vi khuẩn phân hủy thức ăn, các sản phẩm phụ độc hại từ quá trình phân hủy protein, v.v…
Nguồn chính của độc tố trong cơ thể
Độc tố gây hại cho cơ thể như thế nào?
Các độc tố cơ thể có khả năng phá vỡ các cấu trúc sinh học thiết yếu cho các hoạt động của cơ thể như ADN, màng tế bào, và protein. Trường hợp bị nhiễm độc tố nhiều lần hoặc với liều cao các độc tố khác nhau có thể gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính với những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn và mệt mỏi. Trường hợp nhiễm độc kéo dài sẽ gây các loại bệnh mãn tính khác nhau, điển hình là ung thư.
Độc tố cơ thể được lưu giữ ở đâu?
Độc tố xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường khác nhau (thở, qua da, ăn uống, v.v…) ngấm vào máu rồi đi vào gan. Các tế bào và mô mỡ thường là nơi chứa các độc tố cơ thể nhiều nhất. Đây là lý do chính giải thích tại sao những người béo thường hay mắc các bệnh nan y mãn tính hơn.
Người béo thường mắc nhiều bệnh hơn
Các độc tố cơ thể gồm hai dạng: dạng hòa tan trong nước và dạng hòa tan trong dầu (chất béo). Độc tố tan trong nước thường dễ dàng được chuyển hóa và bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi và đường hô hấp. Ngược lại, các độc tố tan trong dầu (chất béo) thường được lưu trữ trong các tế bào, mô mỡ là những nơi chúng được bảo vệ từ hệ thống giải độc của cơ thể.
Việc cơ thể lưu trữ dư thừa chất béo, đặc biệt là khi các cơ quan ngập trong mỡ nội tạng có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính nan y như tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn chức năng trao đổi chất, ung thư. Việc có thêm các độc tố cơ thể đưa dến tình trạng thừa cân hoặc béo phì và có thể làm gia tăng những nguy cơ các bệnh đề cập ở trên. Ở những người đã phát sinh bệnh, độc tố cơ thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Giải độc cơ thể là gì?
Giải độc cơ thể là việc sử dụng bất kể một hình thức nào để loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp ngăn chặn các độc tố cơ thể gây hại cho sức khỏe nhằm mục đích phòng hoặc điều trị bệnh. Giải độc gan được coi là khâu quan trọng nhất trong quá trình thực hiện giải độc cơ thể.
Khi nào nên giải độc cơ thể?
Giải độc gan
Việc thực hiện giải độc cơ thể trở nên cần thiết khi mà hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể bị quá tải hoặc suy yếu. Cơ thể có một hệ thống và cơ chế giải độc cơ thể tự nhiên. Các tế bào riêng lẻ được giải độc tại các bạch huyết và hệ tuần hoàn. Gan là cơ quan giải độc chính của cơ thể, được gọi là bộ lọc và hệ thống làm sạch cơ thể. Bởi vậy, giải độc gan là khâu quan trọng bậc nhất khi tiến hành giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, giải độc cơ thể cũng được hỗ trợ bởi thận, ruột, da, phổi.
Trong điều trị ung thư và các bệnh mãn tính nan y khác, việc giải độc cơ thể không thể thiếu được trong các phác đồ điều trị. Giải độc cơ thể cần phải được tiến hành ngay từ khi bắt đầu trị liệu. Điều này sẽ giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe nhờ loại bỏ được các độc tố ra khỏi cơ thể.