Chắc chắn rằng, những ai dành sự quan tâm, chú ý tới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và quá trình lão hóa của con người đều đã từng được nghe qua đến loại chỉ số này và phần nào đó hiểu được: chỉ số ORP là gì? Về bản chất, khả năng oxy hóa - khử, hay ORP, là một phép đo chỉ ra mức độ mà một chất có khả năng oxy hóa hoặc khử chất khác. ORP được đo bằng millivolts (mV) bằng máy đo ORP. ORP cũng là thước đo chất lượng của nước, chỉ số ORP không bị ảnh hưởng bởi pH, TDS (Tổng chất rắn hòa tan)...
Chỉ số ORP âm chỉ ra rằng một chất là chất khử. Giá trị ORP càng thấp, nó càng chống oxy hóa. Như vậy, một chất có chỉ số ORP AQUASHI là -200 mV đén -800 mV có khả năng chống oxy hóa gấp 4 lần đến 12 lần so với VitaminC chỉ số ORP là -50 mV.
Chỉ số ORP dương cho thấy một chất là tác nhân oxy hóa. Giá trị ORP càng cao, nó càng có thể gây oxy hóa.
Hầu hết các loại nước, bao gồm nước đóng chai và nước máy, nước ngọt, nước ngọt có ga, rượu, bia là tác nhân oxy hóa từ 100 đến 400 +
Nước ion kiềm là một chất chống oxy hóa, vì nó có giá trị ORP âm và nó có thể cho đi các điện tử để trung hòa các tác động có hại của các gốc tự do trên cơ thể. Hầu hết các loại nước khác là tác nhân oxy hóa vì ORP của chúng là dương.
Chất chống oxy hóa là các phân tử chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do là những hợp chất có khả năng gây nên nhiều loại bệnh ở người như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư nếu mật độ quá cao trong cơ thể.
Cơ thể có thể tự tạo các chất chống oxy hóa để kiểm soát gốc tự do. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa còn có thể được cung cấp qua thực phẩm như trái cây, rau và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật khác. Một số loại vitamin như vitamin E và vitamin C có đặc tính chống oxy hóa tốt. Ngoài ra, chất chống oxy hóa còn được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.
Chất chống oxy hóa là những hoạt chất có tác dụng bảo vệ hoặc làm chậm tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Đây là các phân tử không ổn định do cơ thể tạo ra trong quá trình hoạt động hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài.
Các nguồn chất chống oxy hóa có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu chất chống oxy hóa. Cơ thể cũng sản xuất một số chất chống oxy hóa nội sinh. Chất chống oxy hóa được tạo ra từ bên ngoài cơ thể được gọi là ngoại sinh.
Gốc tự do được tạo ra từ tế bào và có nguồn gốc khi cơ thể xử lý thức ăn hoặc phản ứng với môi trường bên ngoài. Nếu cơ thể không thể loại bỏ các gốc tự do một cách hiệu quả có thể gây nên stress oxy hóa. Điều này có thể gây thương tổn các tế bào và chức năng cơ quan.
Các yếu tố khiến gia tăng sản xuất các gốc tự do có thể có nguồn gốc nội sinh, như phản ứng viêm, hoặc ngoại sinh như ô nhiễm, tiếp xúc với bức xạ tia cực tím và thuốc lá.
Stress oxy hóa có liên quan với một số bệnh như bệnh tim, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh đường hô hấp, bệnh Parkinson, viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác.